Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4

    giúp mình tính độ phức tạp giải thuật này với

    nhờ các bạn làm giúp mình bài này :

    tính độ phức tạp giải thuật của đoạn chương trình sau [IMG] l21bKAAAAA1BMVEXh5PJm+yKVAAAAAXRSTlMAQObYZgAAAApJR EFUCNdjYAAAAAIAAeIhvDMAAAAASUVORK5CYII=[/IMG]những đoạn được đánh số)
    a. [1] sum := 0;
    [2] for i:= 1 to n do begin
    [3] readln(x);
    [4] sum := sum + x;

    end;
    b.
    function search (a:array [1..n] of integer; x : integer) : boolean;
    var i:integer; found : boolean;
    begin
    [1] i:=1;
    [2] found := false;
    [3] while (i<n) and (not found) do
    [4] if A = x then found := true else i := i + 1;
    [5] search := found;
    end;
    c. giải thích tại sao "một thuật toán có cấp O(1) cũng có thể viết là O(logn)" {đối với câu a}
    và "O(n) cũng có thể viết là O(n.logn)" {đối với câu b}

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4
    a, O(N)
    b, O(N)
    c, mình chưa bao giờ nghe nói đến việc O(1) có thể viết là O(logN). Ý nghĩa khác hẳn nhau. Bạn lấy đề bài ở đâu ra thế??? Cả chuyện O(N) có thể viết là O(NlogN) cũng vậy.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4
    Các bạn nói kĩ hơn phần độ phức tạp của thuật toán cho mình nghe với. Mình không thạo phần này cho lắm.
    Ở câu a) Có phải là readln(x) có độ phức tạp là O(1)
    sum:=sum+x cũng có độ phức tạp là O(1)
    Vậy câu lệnh ghép đó có độ phức tạp là max(O(1),O(1))=O(1)
    và câu lệnh đó được thực hiện n lần nên độ phức tạp là n*O(1)=O(n)
    Các bác cho em hỏi em hiểu khi thế có đúng không nhỉ?

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    117
    mà bài của thoden.it có chỗ này chưa chuẩn
    Đó là khai báo mảng trong chương trình con thì không viết a:array[1..n] of integer được mà phải khai báo kiểu trước đã, không khai báo như vậy được
    b.
    function search (a:array [1..n] of integer; x : integer) : boolean;
    var i:integer; found : boolean;
    begin
    [1] i:=1;
    [2] found := false;
    [3] while (i<n) and (not found) do
    [4] if A = x then found := true else i := i + 1;
    [5] search := found;
    end;

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    8
    em học Visual Basic em k học cái này!pác nào có thắc mắc gì về Vb thì em có thể jjup!
    còn cái này thì chịu!

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    @ lehang_gb1: Mình cũng không phải là chuyên gia tin học, nên chỉ có thể nói một số điều mình biết thôi [IMG] l21bKAAAAA1BMVEXh5PJm+yKVAAAAAXRSTlMAQObYZgAAAApJR EFUCNdjYAAAAAIAAeIhvDMAAAAASUVORK5CYII=[/IMG]

    Nói một cách đơn giản thì độ phức tạp của một thuật toán có thể xác định qua các vòng lặp và các ct đệ quy.

    VD đoạn code sau
    Mã:
    for t := 1 to n do
        for k := m downto 1 do
            a[t, k] := t-k;
    Độ phức tạp sẽ là O(N.M)

    Trong vòng lặp có thể có nhiều phép toán được thực hiện, nhưng độ phức tạp thường chỉ tính dựa vào vòng lặp thôi. VD đoạn code sau:
    Mã:
    t1 := 1;
    t2 :=2;
    t3 :=3;
    for t := 1 to n do
    begin
        t1 := t1 + n - t2;
        t2 := t2 - n + t3;
        t3 := t3 + n div 2;
        t4 := t1 + t2 + t3;
    end;
    Trong vòng lặp có 4 phép toán được thực hiện nhưng độ phức tạp vẫn chỉ là O(N) {Ở đây cũng hiểu là O(4.N) nhưng thường thì những hằng số nhỏ như vậy thì sẽ được bỏ qua}

    Các đoạn chương trình đệ qui thì cũng có thể tính được độ phức tạp: như chương trình sinh (kiểu sinh hoán vị) thì sẽ là O(N!), chương trình tìm kiếm nhị phân thì sẽ là O(logN), chương trình của thuật toán sắp xếp nhanh (quick sort) thường được cho là O(N.logN).

    Trong một chương trình lớn sẽ bao gồm một hoặc nhiều đoạn chương trình con, và độ phức tạp của chương trình lớn chính là độ phức tạp của chương trình con có độ phức tạp lớn nhất.

    Việc đánh giá độ phức tạp của một chương trình giúp ước lượng thời gian chạy của chương trình. Điều này là đặc biệt quan trọng cho các bạn học sinh muốn tham gia các kì thi tin học, vì nếu nắm vững khái niệm này các bạn (đôi lúc) có thể nhìn vào giới hạn của bài toán rồi nhẩm được độ phức tạp "khả thi", từ đó "khoanh vùng" được các thuật toán -> hạn chế được việc suy nghĩ lan man không có phương hướng rõ ràng.

    Tuy nhiên thì cũng có một số trường hợp chương trình có độ phức tạp lớn hơn lại chạy nhanh hơn chương trình có độ phức tạp nhỏ hơn. Vì thế độ phức tạp cũng chỉ là một thước đo tương đối, nên việc học tập, thực hành và sử dụng cái thước đo này như thế nào là tuỳ vào bạn. Kể cả việc nó có giúp ích được gì cho bạn không thì cũng tuỳ vào bạn sử dụng nó như thế nào.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Trích dẫn Gửi bởi trunga0
    a, O(N)
    b, O(N)
    c, mình chưa bao giờ nghe nói đến việc O(1) có thể viết là O(logN). Ý nghĩa khác hẳn nhau. Bạn lấy đề bài ở đâu ra thế??? Cả chuyện O(N) có thể viết là O(NlogN) cũng vậy.
    đây là đề thi kết thúc học phần của môn cấu trúc rời rạc trường mình đấy, đề năm ngoái của khóa 2007


    bạn đọc trong tài liệu cấu trúc rời rạc đi :
    mình nếu đầy đủ lun cho coi nhé
    theo định nghĩa về độ phức tạp tính toán:
    - một thuật toán cấp O(1) cũng có thể viết là O(logn)
    - một thuật toán cấp O(logn) cũng có thể viết là O(n)
    - một thuật toán cấp O(n) cũng có thể viết là O(n.logn)
    - một thuật toán cấp O(n.logn) cũng có thể viết là O(n^2)

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    19
    Trích dẫn Gửi bởi lehang_gb1
    mà bài của thoden.it có chỗ này chưa chuẩn
    Đó là khai báo mảng trong chương trình con thì không viết a:array[1..n] of integer được mà phải khai báo kiểu trước đã, không khai báo như vậy được
    b.
    function search (a:array [1..n] of integer; x : integer) : boolean;
    var i:integer; found : boolean;
    begin
    [1] i:=1;
    [2] found := false;
    [3] while (i<n) and (not found) do
    [4] if A = x then found := true else i := i + 1;
    [5] search := found;
    end;

    cậu có thể giải thích rõ hơn cho mình được không. :emlaugh:

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    47
    Eo! Học CNTT sướng quá ta. Mấy cái này thì đâu cần suy nghĩ gì nhiều đâu he.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    4
    Trích dẫn Gửi bởi HappySoftGroup
    Eo! Học CNTT sướng quá ta. Mấy cái này thì đâu cần suy nghĩ gì nhiều đâu he.
    Smod mà cũng tham gia spam hả. không tốt không tốt.

    nhờ các bạn giải thích giùm mình vì sao lại thế này là được :
    tại sao có thể nói :
    - một thuật toán cấp O(1) cũng có thể viết là O(logn)
    - một thuật toán cấp O(logn) cũng có thể viết là O(n)
    - một thuật toán cấp O(n) cũng có thể viết là O(n.logn)
    - một thuật toán cấp O(n.logn) cũng có thể viết là O(n^2)

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •