Đệm lò xo là dòng đệm hiện đang rất được ưa chuộng sử dụng trong các gia đình Việt, ở chiếc đệm này sở hữu thiết kế đặc biệt từ hệ thống lò xo, nhưng vấn đề vệ sinh đệm lò xo như thế nào, có tầm quan trọng ra sao là thắc mắc của không ít người dùng.

Với thực trạng ô nhiễm không khí, cùng với đặc thù thời tiết khí hậu như ở Việt Nam, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, côn trùng cùng với bụi bẩn từ trong không khí xâm nhập vào đệm. Do đó sau một thời gian sử dụng đệm cần thiết phải vệ sinh và làm sạch đệm lò xo.

Cấu tạo đệm lò xo

Trước khi tìm hiểu về vấn đề vệ sinh đệm lò xo, và tại sao cần thiết phải giặt đệm thì người dùng cần hiểu được cấu tạo và đặc điểm của mỗi tấm đệm để nắm được chi tiết hơn về vấn đề này. Hiện nay đệm được phân loại thành 2 dạng phổ biến đó là: Đệm lò xo liên kết là các con lò xo được giằng lại với nhau, và đệm lò xo túi được thiết kế bởi các con lò xo được bao bọc trong từng chiếc túi vải riêng biệt.

Chất liệu thép được sử dụng làm lò xo là loại thép có hàm lượng carbon cao nên chịu lực rất tốt, không bị han gỉ trong thời gian dài sử dụng. Áo bọc đệm lò xo thường sử dụng chất liệu vải cao cấp, dày dặn một số sản phẩm còn được bổ sung thêm những lớp lót tiện ích, để gia tăng cảm giác êm ái cho người dùng.

Tại sao cần phải vệ sinh đệm lò xo

Chiếc đệm lò xo chứa nhiều bụi bẩn, không được đảm bảo về vấn đề vệ sinh sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn, và côn trùng trú ngụ. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp cho sức khỏe người sử dụng. Do đó việc này rất cần phải được người dùng chú ý.

Có không ít gia đình, đều đang ngủ hàng ngày trên một chiếc đệm bẩn, chứa nhiều loại vi khuẩn gây ra những bệnh về da liễu và đường hô hấp. Phổ biến nhất đó là căn bệnh hen suyễn, hay dị ứng, mẩn ngứa da.

Ngoài các loại vi khuẩn, thì bụi bẩn còn có thể tới từ việc do người dùng vô ý đánh đỏ các loại đồ ăn, thức uống lên đệm. Những gia đình có trẻ nhỏ, thì thường xuyên gặp phải tình trạng nước tiểu do các bè tè lên đệm.

Và khi này, việc cần phải thực hiện ngay lập tức đó là giặt, vệ sinh đệm để loại bỏ các vết bẩn. Tránh để lâu những vết bẩn này, vì như vậy thì các loại vết bẩn lại càng thấm sâu hơn vào bên trong đệm. Nghiêm trọng hơn nếu để lâu còn gây ra các vết nấm mốc, và khi đó lại càng khó để làm sạch hơn.

Giấc ngủ cũng sẽ bị ảnh hưởng, bởi khi nằm ngủ trên chiếc đệm có mùi ẩm mốc khó chịu, người dùng sẽ gặp phải nhiều phiền phức, đầu tiên là việc giấc ngủ sẽ không còn được trọn vẹn, gây cảm giác bứt rứt, chất lượng giấc ngủ bị suy giảm cũng làm ảnh hưởng tới sức khỏe.



Hướng dẫn vệ sinh đệm lò xo hiệu quả

Đặc điểm của đệm lò xo chính là có thiết kế nguyên khối và cồng kềnh, do đó nhiều người nếu không có điều kiện và thời gian cho việc vệ sinh. Thì có thể sử dụng tới các dịch vụ giặt đệm lò xo chuyên nghiệp hiện đang phổ biến hiện nay. Các bước cơ bản của việc giặt đệm lò xo đó là:

Bước 1: Giặt vỏ bọc đệm lò xo

Việc cần tiến hành đầu tiên, đó là tháo rời vỏ đệm ra khỏi hệ thống lò xo bên trong, trước khi giặt ngâm bỏ bọc đệm với nước ấm ở mức nhiệt 40 độ C, hòa tan với bột giặt thông thường. Để xử lý những vết ố trên vỏ đệm thì trước khi tiến hành ngâm với bột giặt, có thể dùng dấm hoặc nước soda và đổ trực tiếp vào vết ố, tác dụng của 2 chất này sẽ loại bỏ vết ổ bẩn ra khỏi vỏ đệm một cách dễ dàng trong thời gian ngắn.

Bước 2: Làm sạch bề mặt đệm

Đặc điểm nguyên tấm của đệm lò xo, không thể tháo rời do đó chỉ có thể thực hiện việc vệ sinh đệm luôn tại vị trí đặt đệm, hiện bề mặt đệm phổ biến với 2 kiểu dùng thêm lớp Pillow Top và đệm không sử dụng lớp này.

Cơ thể là nơi tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với bề mặt đệm, do đó đây sẽ nơi hấp thụ mồi hôi, chất dịch hay nước tiểu trẻ em, bụi bám trong không khí nhiều nhất. Với các khe rãnh trên bề mặt đệm lò xo, người dùng cần phải thực hiện quá trình vệ sinh một cách kỹ càng, và tỉ mỉ để nhằm loại bỏ bụi bẩn tối đa.

Nếu trên đệm xuất hiện các vết bẩn, và mùi hôi khó chịu thì hãy dùng dung dịch nước soda để phun lên bề mặt đệm. Đặc tính của nước soda là kiềm nên nó có khả năng khử sạch mùi hôi hay tẩy ố các vết bẩn hiệu quả, sau khi phun lên đệm hãy giữ nguyên như vậy trong khoảng 30 phút thì bắt đầu dùng máy hút bụi để làm khô nước soda trên bề mặt đệm.

Đối với những chiếc đệm lò xo có lớp Pillow Top, thì dùng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn hút đi hút lại nhiều lần các vết bẩn bám trên những khe rãnh trên đệm. Để xử lý những vết bẩn là máu khô đã bám lâu ngày trên đệm, thì có thể dùng oxy già để loại bỏ chúng.

Lưu ý trong quá trình vệ sinh đệm lò xo, tuyệt đối không rắc bột giặt trực tiếp lên bề mặt đệm và đổ nước trực tiếp vào đệm, bởi việc làm này không những không làm sạch đệm mà còn khiến cho bột giặt bụi bẩn bám sâu vào trong đệm hơn.

Bước 3: Phơi khô đệm

Sau khi đã hoàn tất các bước vệ sinh đệm, việc cuối cùng là phơi khô đệm, cho lần sử dụng tiếp theo, đối với phần vỏ đệm lò xo và bề mặt đệm có thể phơi ở những vị trí có gió, mái che để đảm bảo lớp mút trong vỏ đệm không bị ánh nắng gắt từ mặt trời gây ảnh hưởng tới chất lượng đệm. Trong những ngày thời tiết ẩm ướt và gió nồm hay chiếc đệm lò xo của bạn khá nặng nên khó di chuyển thì bạn có thể phơi trong nhà và dùng quạt thổi hoặc máy sấy để thổi trực tiếp vào vỏ đệm và bề mặt đệm.